Công văn 206/TANDTC-PC giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử ngày 27/12/2022
Trong công văn 206/TANDTC-PC giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/12/2022 gồm VI phần trong đó giải đáp 30 vướng mắc trong công tác xét xử án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính. Dưới đây là một số giải đáp được trích dẫn từ công văn Công văn 206/TANDTC-PC.
Mục lục
I. Hình sự
1.Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “Phạm tội lần đầu” hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản I Điều 107 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích. Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuôi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”.
2.Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tôi cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiểm của Bộ luật Hình sự thì:
“1. Việc xứ lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiểm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiểm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tôn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Vật chứng là cả thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang đã, động vật nguy cấp, quý. hiểm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyên xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật ”.
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP nêu trên, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiểm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.
3.Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ luật Hình sự hay tội “Hủy hoại cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?
Trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mắt giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẻ Tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tổ cấu thành tội phạm.
II.Tố tụng hình sự
1.Bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội, Viện Kiểm sát đã truy tố các hành vi phạm tội này nhưng chỉ truy tố về 01 tội danh. Khi xét xử, Tòa án xét xử các hành vi đã bị truy tố nhưng với 02 tội danh khác nhau thì có vi phạm quy định về giới hạn của việc xét xử hay không?
Trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội, Viện kiểm sát đã truy tố các hành vi phạm tội này về 01 tội danh thì căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Nếu Viện kiêm sát vẫn giữ quyết định truy tổ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử, Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ xét xử hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
2.Bị cáo là đồng phạm trong một vụ án. Trong giai đoạn xét xử, bị cáo chết. Bị cáo có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại. Tại Tòa án có đưa những người thừa kế tài sản của bị cáo đã chết vào tham gia tố tụng để giải quyết phần trách nhiệm dân sự không? Nếu có thì xác định tư cách tham gia tố tụng của những người này như thế nào? Khi tuyên án về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bị cáo theo hướng buộc những người thừa kế của bị cáo phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do bị cáo để lại trong phạm vi di sản hay chỉ cần tuyên buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường và tách yêu cầu hoàn trả của các đồng phạm (đã thực hiện nghĩa vụ liên đới thay cho bị cáo đã chết) đối với những người thừa kế tài sản của bị cáo để giải quyết thành vụ án dân sự khác?
Trường hợp có thể giải quyết trong cùng một vụ án thì khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại, Tòa án đưa người thừa kế tài sản của bị cáo tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi thực hiện nghĩa vụ bôi thường, căn cứ Điêu 615 Bộ luật Dân sự, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tải sản trong phạm vi đi sản do người chết để lại.
“Trường hợp, không thể giải quyết trong cùng vụ án hình sự thì Tòa án buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bôi thường thiệt hại. Căn cứ quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án tách vụ án dân sự (giải quyết nghĩa vụ bồi thường giữa các bị cáo khác và người thừa kế của bị cáo) theo thủ tục tô tụng dân sự.
3. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hơn về phần án phí, áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng. Căn cứ vào quy định nào của pháp luật để Hội đẳng xét xử phúc thẫm sửa các nội dung này?
Mặc dù khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm về án phí, áp dụng tình tiết tăng nặng không đúng. Việc sửa 02 nội dung này nếu có lợi cho bị cáo thì Hội đồng xét xử có thể vận dụng quy định tại Điều 345 Bộ luật Tổ tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm đề sửa 02 nội dung này của bản án sơ thẩm. Tuy nhiên tại phần quyết định của bản án cần căn cứ cả Điều 345 và Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.
III. Kinh doanh thương mại
1. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có nguyên đơn là ngân hàng, Tòa ấn phải xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thể chấp tài sản mà ngân hàng đã thẩm định tài sản trước khi cho vay, để làm cơ sở giải quyết vụ án. Trường hợp sau khi ngân hàng thẩm định tài sản thế chấp mà có người thứ ba đang sử dụng tài sản này (đang sử dụng đất hoặc đang ở nhà trên đấu) thì khi giải quyết vụ án, Tòa án có phải đưa những người này tham gia tỗ tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không?
Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 quy định:
“4. Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án đân sự có liên quan đến quyên lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được fự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đê nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tô tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyên lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan. ”
Trường hợp này, Tòa án phải xem xét việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người thứ ba này hay không, nếu có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ thì phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Trong vụ án tranh chấp hợp đông tín dụng, bên vay dùng tài sản là quyền sử dụng đất và nhà trên đất thuộc quyền sở hữu sử dụng của mình làm tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, sau đó bên thứ ba đã tháo dỡ nhà cũ để xây dựng nhà mới trên đất. Bên thứ ba biết rõ quyền sử dụng đất và nhà cũ trên đất đang được thế chấp cho ngân hàng nhưng không thông báo cho Ngân hàng và Ngân hàng cũng không biết việc bên thứ ba xây dựng nhà mới trên đất Bên vay không trả nợ đúng hạn nên bị ngân hàng khởi kiện. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án có cần phải định giá tài sản là căn nhà mới phát sinh trên đất hay không và giải quyết như thể nào đối với tài sản phát sinh này?
Căn nhà mới của bên thứ ba xây dựng trên đất là tài sản phát sinh sau khi bên vay đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng theo hợp đồng thế chấp tài sản đã ký giữa bên vay và Ngân hàng, nên khi giải quyết vụ án Tòa án phải đưa bên thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án phải căn cứ vào nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đông thê chấp, yêu câu của các bên đương sự để xem xét có định giá căn nhà mới này hay không. Nếu việc định giá tài sản này là cần thiết, kết quả định giá căn nhà mới này có giá trị sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án cần tiến hành định giá tài sản này. Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì theo yêu câu của Ngân hàng, Tòa án tuyên phát mại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Quá trình thi hành án, bên thứ ba được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua tài sản gắn liền với đất nếu có nhu cầu. Trường hợp bên thứ ba không nhận chuyển nhượng quyền sử đụng đất và không mua tài sản gắn liền với đất thì sẽ được thanh toán giá trị tài sản của mình trên đất theo quy định của pháp luật.
3. Khi giải quyết các tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng với bị đơn là hộ kinh doanh cá thể, trong đó chủ bộ kinh doanh là người trên 60 tuổi. Hộ kinh doanh cá thể vay tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh có mục đích lợi nhuận. Vậy người trên 60 tuổi trong trường hợp này có được miễn án phí theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVOH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đổi với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng kỷ hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. ” Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 thì chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án.
Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh chỉ là người đại diện cho hộ kinh doanh tham gia tố tụng tại Tòa án, nên hộ kinh doanh là chủ thể phải nộp án phí chứ không phải là chủ hộ kinh doanh. Vì vậy, nếu chủ hộ kinh doanh lả người trên 60 tuổi thì cũng không được miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQHI4 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
Xem toàn bộ: Công văn 206/TANDTC-PC giải đáp vướng mắc
Thông tin liên hệ – Công ty Luật TNHH CTM
Quý khách vui lòng liên hệ:
Add:Tầng 12, tòa nhà Licogi 13 Tower, số 164, đường Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0932321558– 0975188133
Email: ctmlaw247@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.